Sự kiện

Sắp diễn ra

Chương trình Nghiên cứu Nhật Bản

CHUỖI BÀI GIẢNGCLOSE-UP JAPAN
Bài giảng #12: Sự thay đổi của gia đình Nhật Bản hiện nay nhìn từ văn hóa an táng “mộc thụ táng”

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH QUA NGHIÊN CỨU VỀ “MỘ PHẦN”

Vào ngày 24 tháng 11 tới đây, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản) trân trọng giới thiệu bài giảng với tiêu đề “Sự thay đổi của gia đình Nhật Bản hiện nay – Nhìn từ văn hóa an táng “mộc thụ táng-” do diễn giả TS. Nguyễn Thị Hoài Châu – Phó trưởng khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày. Đây là bài giảng số 12 trong chuỗi bài giảng “Close-up Japan” về Nghiên cứu Nhật Bản.

Chuỗi “Close-up Japan” bắt đầu số đầu tiên vào năm 2020 đã chia sẻ các thành quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam về văn hóa, xã hội, văn học Nhật Bản đến với công chúng Việt Nam, giúp người Việt hiểu rõ hơn về Nhật Bản cũng như thúc đẩy nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam.

Trong bài giảng số 12 này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu nghiên cứu về sự thay đổi của quan niệm gia đình từ quan điểm “mộc thụ táng” (chôn cất tro cốt dưới gốc cây), một góc nhìn mới lạ, tưởng chừng xa vời nhưng thực ra lại gắn liền với nhiều khía cạnh gia đình, tôn giáo, thiên nhiên,… Cũng nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình (17/11), mong rằng nghiên cứu sẽ giúp quý vị tham dự suy nghĩ sâu sắc hơn về vai trò của gia đình.

Từ xa xưa, gắn kết gia đình và nối dõi tông đường vẫn luôn là quan niệm cố hữu tại Nhật Bản nói riêng và các nước Châu Á nói chung, vì vậy tại Nhật Bản, “mộ gia đình” (ie-haka) – không gian thờ cúng chung của gia đình phụ hệ truyền thống – cho đến nay vẫn luôn đóng vai trò quan trọng các hình thức mộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh già hóa dân số, sự thay đổi của quan niệm gia đình, quan niệm tôn giáo,… hình thức mai táng cũng thay đổi, trong đó “mộc thụ táng” đã ra đời và ngày càng thu hút sự quan tâm tại Nhật Bản.

Những thay đổi gì trong giá trị truyền thống gia đình và xã hội Nhật Bản đã khiến mộc thụ táng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm? Và ngược lại mộc thụ táng ngày càng phổ biến sẽ dẫn đến những thuận lợi và thách thức gì cho gia đình, xã hội Nhật Bản và các quốc gia khác? Bằng những trình bày về đặc điểm, cách tiếp nhận và thực hiện mộc thụ táng, TS. Nguyễn Thị Hoài Châu sẽ giúp quý vị tham dự nhìn nhận quan niệm gia đình và xã hội theo góc nhìn mới, từ đó trả lời các câu hỏi nêu trên.

Liên hệ với Việt Nam, đây là đề tài có ý nghĩa trong bối cảnh già hóa dân số và hỏa táng ngày càng được tiếp nhận rộng rãi. Tác giả mong muốn sẽ góp phần cung cấp kiến thức một cách hệ thống về sự thay đổi của cấu trúc và quan niệm gia đình thông qua các thay đổi trong phương thức mai táng, phong tục thờ cúng tổ tiên trong tương lai.

 

■ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH                

[Diễn giả]   TS. Nguyễn Thị Hoài Châu
[Thời gian]  

Ngày 24/11/2024 (Chủ Nhật)
Từ 15h00 đến 17h00 (đón khách từ 14h30)

[Địa điểm]

Thư viện Japan Foundation
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
(27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

[Ngôn ngữ]  Tiếng Việt
[Đối tượng]   Người từ 13 tuổi trở lên
[Phí tham dự]  Miễn phí
[Đăng ký]

Số lượng tham gia có hạn, vui lòng đăng ký trước tại đây
https://tinyurl.com/dang-ky-tham-du-bai-giang

 

■ THÔNG TIN DIỄN GIẢ       _            

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Châu

Sinh ra và lớn lên tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, TS. Nguyễn Thị Hoài Châu đang giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cô nhận bằng Thạc sĩ năm 2010 và bằng Tiến sĩ năm 2015 tại Trường Sau Đại học Khoa học con người, Đại học Okayama, Nhật Bản. Lĩnh vực nghiên cứu của cô là Khoa học xã hội, Nhân học, Văn hóa an táng, Văn hóa gia đình.

Hướng nghiên cứu của cô khá mới lạ, có thể coi là thiểu số trong số các nghiên cứu về Nhật Bản. Đặc biệt, qua các nghiên cứu về mộ phần, cô đã đưa ra góc nhìn mới cũng như góp phần cung cấp các kiến thức về quan niệm gia đình, xã hội và người cao tuổi – chủ đề vẫn luôn có tính cấp thiết với ngày nay và tương lai.

Một số bài nghiên cứu, bài báo khoa học nổi bật của cô “Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam – trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh” (2016), “Tìm hiểu về hình thức ‘mộc thụ táng’ ngày nay” (2019), “Tìm hiểu về hình thức mộ gia đình ‘ie haka’ của Nhật Bản hiện nay – Thông qua khảo sát về mộ gia đình tại thành phố lớn (Osaka, Tokyo) Nhật Bản” (2020), “Thờ cúng tổ tiên trong xã hội Việt Nam đương đại: Nghiên cứu về đạo hiếu” Tạp chí Quốc tế về Tôn giáo và Tâm linh trong Xã hội (2024), …

 

■ ĐƠN VỊ TỔ CHỨC                                                                             

Tổ chức bởi Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản)

 

■ LIÊN HỆ:                                                                                            

Ms. Ánh (083-369-1818) / Mr. Osuka 
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
SĐT: 024-3944-7419

 

 

Đăng ký email cập nhật

TRUNG TÂM GIAO LƯU VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Số 27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

jpfhanoi@jpf.go.jp

+84(0)24 3944 7419

+84(0)24 3944 7418

  • Fb
  • ytpf

Văn phòng

Giờ mở cửa: 08:30 - 12:00/13:30-17:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Đóng cửa: Các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ

Thư Viện

Giờ mở cửa: 09:30 - 12:00/13:00-18:00 từ Thứ Ba đến Thứ Bảy
Đóng cửa: Các ngày Chủ Nhật, thứ Hai và các ngày lễ