Sự kiện

Đã kết thúc

 

Diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Phương Thúy
Bộ môn Nhật Bản học, khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Vào ngày 18 tháng 9 tới đây, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài giảng với tiêu đề “Đăng ký chỉ dẫn địa lý – Khởi đầu của vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản” do Tiến sĩ Nguyễn Phương Thúy đến từ Bộ môn Nhật Bản học, khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội trình bày. Đây là chương trình nằm trong chuỗi bài giảng “Close-up Japan” về nghiên cứu Nhật Bản.
Ngày 12 tháng 03 năm 2021 vừa qua, vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam đã được Bộ Nông, Lâm và Ngư Nghiệp Nhật Bản đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Hương vị ngọt lành và thơm mát của quả vải Việt Nam đã được ưa chuộng và ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của người dân Nhật Bản. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý thành công cho vải thiều Lục Ngạn cho thấy chất lượng của loại vải này đã được công nhận và góp phần làm tăng độ tin cậy của người tiêu dùng Nhật Bản.
Bài giảng lần này sẽ lấy vải thiều Lục Ngạn làm nghiên cứu trường hợp để giới thiệu về đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản và những điểm cần lưu ý đối với nông sản của Việt Nam khi nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đề tài này liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản, và hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Bài giảng sẽ được tổ chức trực tuyến nên Quý vị dù ở bất kỳ đâu đều có thể dễ dàng tham gia. Kính mong Quý vị quan tâm hãy gửi đăng ký về cho chúng tôi theo mẫu hướng dẫn dưới đây.

■ Thông tin sự kiện
Thời gian:          9:00 – 11:00 ngày 18/09/2021 (Thứ Bảy)
Địa điểm:           Chương trình sẽ được tổ chức trực tuyến (Chúng tôi sẽ gửi thông tin URL đến những người đăng ký thành công)
Mẫu đăng ký: https://bit.ly/CloseupJapan6
Chương trình miễn phí
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

■ Thông tin diễn giả
Tiến sĩ Nguyễn Phương Thuý hiện đang là giảng viên bộ môn Nhật Bản học, khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Cô đã nhận bằng cử nhân Đông phương học, cử nhân Luật học, ĐHQGHN; bằng Thạc sĩ Kinh tế học, Tiến sĩ Luật học trường Đại học Chuo (Tokyo, Nhật Bản).
Hướng nghiên cứu chính: chế độ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, quyền tác giả của Nhật Bản và Việt Nam; pháp chế, giới và xã hội đương đại của Nhật Bản.
Từng là nghiên cứu viên khách mời của Khoa Văn hoá tổng hợp, Đại học Tokyo (8/2015); giảng viên khách mời của Đại học Aix Marseille, Cộng hoà Pháp (2/2020).
Một số nghiên cứu tiêu biểu: “Chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam” (Nguyệt san AIPPI, tiếng Nhật, 2011); “So sánh chế độ Nhãn hiệu tập thể địa phương trong Luật Nhãn hiệu của Nhật Bản và chế độ Chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam” (Hội thảo quốc tế “Nhật Bản trong thời đại châu Á”, 2013); “Đào tạo thạc sĩ chuyên môn chuyên ngành Sở hữu trí tuệ và Quản lý Sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản” (Tạp chí KHXH&NV, 2018); “Chế độ bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Nhật Bản” (Tạp chí KHXH&NV, 2019); “Xã hi bình đng gii ca Nht Bn nhìn t góc đ lut” (viết bài và chủ biên Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Giới và Luật”, 2019)…

■ Mọi thắc mắc xin liên hệ

Ms. Hà: Hattv@jpf.org.vn / Ms. Sugisaki: ai_sugisaki@jpf.org.vn
Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội                                         TEL 024-3944-7419    www.jpf.org.vn
www.facebook.com/japanfoundation.vietnam

Đăng ký email cập nhật

TRUNG TÂM GIAO LƯU VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Số 27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

jpfhanoi@jpf.go.jp

+84(0)24 3944 7419

+84(0)24 3944 7418

  • Fb
  • ytpf

Văn phòng

Giờ mở cửa: 08:30 - 12:00/13:30-17:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Đóng cửa: Các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ

Thư Viện

Giờ mở cửa: 09:30 - 12:00/13:00-18:00 từ Thứ Ba đến Thứ Bảy
Đóng cửa: Các ngày Chủ Nhật, thứ Hai và các ngày lễ